THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
Nghị quyết số 68/NQ-Cp ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19
11/10/2021 12:00:00

Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã và đang tác động, ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân,Chính phủ quyết nghị thực hiện một sốchính sáchhỗ trợ ngườilao động và người sử dụng lao độnggặp khó khăn do đại dịch COVID-19 như sau:I. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC1. MụctiêuHỗ trợchongười lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăndo ảnh hưởng củađại dịch COVID-19,góp phần phục hồi sản xuất,kinh doanh,giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn địnhsản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động.2. Nguyên tắca)Bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.b) Xây dựng các tiêu chí, điều kiện thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng tiếp cận chính sách.c)Bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các chính sáchvànguồn lực để thực hiện.Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ. Người lao động được hỗ trợ một lần bằng tiền (trừ các đối tượng hưởng chính sách bổ sung quy định tại điểm 7, điểm 8 mục II Nghị quyết này) chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ; không hỗtrợ đối tượng tự nguyện không tham gia.d)Phát huy tínhchủ độngcủa các cấp, các ngành, địa phương, căn cứ vào điều kiện cụ thể đểlinh hoạttriển khai, đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc và kịp thời các chính sách hỗ trợ.đ) Việc hỗ trợ ngân sách nhà nước thực hiện như sau:Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương trên 60% tự bảo đảm kinh phí thực hiện.Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương còn lại theo nguyên tắc:-80% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên.-60% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh chưa tự cân đối ngân sách còn lại(ngoài các tỉnh miền núi,Tây Nguyên).- 40% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ươngcòn lại.Các tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương chủ động sử dụng 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% quỹ dự trữ tài chính địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện theo các nguyên tắc, chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này.II. NỘI DUNG HỖ TRỢ1. Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệpNgười sử dụng lao độngđược áp dụng mức đóngbằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hộivàoQuỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng (thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đếnhếtngày 30 tháng 6 năm 2022) cho người lao độngthuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp(trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng chống đại dịch COVID-19.2. Chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuấtNgười sử dụng lao động đã đóng đủ bảo hiểm xã hộihoặc đang tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuấtđếnhếttháng 4 năm 2021 mà bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến phải giảm từ 15% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm tháng 4 năm 2021 (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất 06 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị. Đối với trường hợp đã đượcgiải quyết tạm dừng đóng theoNghị quyết số42/NQ-CPngày 09 tháng 4 năm 2020 và Nghị quyết số154/NQ-CPngày 19 tháng 10 năm 2020của Chính phủ, nếu đủ điều kiện thì vẫn được giải quyết nhưngtổng thời gian tạm dừng đóng không quá 12 tháng.3. Chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao độngNgười sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp khi đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ;thay đổi cơ cấu công nghệ theo quy định tạikhoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động; có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ10% trở lên so với cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020;có phương án hoặc phối hợpvới cơ sở giáo dục nghề nghiệpcó phương ánđào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định.Mức hỗ trợ tối đa là 1.500.000 đồng/người lao động/tháng và thời gian hỗ trợ tối đa 06 tháng. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ được nộp trong thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022.4. Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lươngNgười lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã,đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảochithường xuyênhoặc chiđầu tư và chi thường xuyên,cơ sởgiáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệpbị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 cóthời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lươngtrong thời hạn của hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ một lần như sau: Từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng mức 1.855.000 đồng/người; từ 01 tháng trở lên mức 3.710.000 đồng/người.5. Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việcNgười lao độnglàm việctheo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theokhoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao độngvà thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lêntrong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộctính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc được hỗ trợmột lần 1.000.000 đồng/người.6. Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao độngNgười lao động làmviệc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thườngxuyên,cơ sởgiáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động do phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợmột lần3.710.000 đồng/người.7. Chính sách hỗ trợ bổ sung và trẻ ema)Người lao độngtại điểm 4, 5, 6 MụcIIđang mang thaiđược hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người;đang nuôi conhoặc chăm sóc thay thế trẻ emchưa đủ 06 tuổi được hỗ trợthêm1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha.b)Trẻ emphải điều trị donhiễm COVID-19hoặccách ly y tế theo quyết định của cơ quannhà nướccó thẩm quyền được ngân sách nhà nước đảm bảo các chi phíđiều trị và tiền ăn theo quy định tại điểm 8 Mục II Nghị quyết này;đượcngân sách nhà nướchỗ trợthêm 1.000.000 đồng/trẻ emtrong thời gian điều trị, cách ly từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đếnhếtngày 31 tháng 12 năm 2021.8. Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với người phải điều trị nhiễm COVID-19 (F0), từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày.Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với người phải thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.9. Hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người đối với đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn (không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang) phải dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.Hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người đối với hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn du lịch bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.10. Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanhHộ kinhdoanh có đăng ký kinh doanh, có đăng ký thuế và phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 theo yêu cầu của cơ quannhà nướccó thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 được ngân sách nhà nướchỗ trợmộtlần 3.000.000 đồng/hộ.11. Chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuấta) Cho vay trả lương ngừng việc: Người sử dụng lao động được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương ngừng việc đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ15ngày liên tục trở lên theo quy địnhkhoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động, trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022. Người sử dụng lao động không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn. Mứcchovaytối đabằng mức lương tối thiểu vùngđối vớisốngười lao động theo thời gian trả lươngngừng việcthực tếtối đa 03 tháng. Thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.b) Cho vay trả lương phục hồi sản xuất: Người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022 khi quay trở lại sản xuất kinh doanh và người sử dụng lao độnghoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồngtrong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022 được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người sử dụng lao động không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn. Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao độngtheo thời gian trả lương thực tếtối đa 03 tháng. Thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.12. Đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác:Căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của địa phương.Trích Nghị quyết 68/2021/NQ-CP
(tải về1;tải về2;)
(tải về1;tải về2;)
(tải về1;)

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ HỒNG PHONG - HUYỆN NAM SÁCH

Trưởng Ban Biên tập: Bà Trần Thị Hương Sen - Phó Chủ tịch UBND xã

Điện thoại: 0972449928

Email: tranthihuongsen1976@haiduong.gov.vn

Đăng nhập
Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 0
Tất cả: 0